Sàn gỗ là một trong những vật liệu để lát sàn phổ biến nhất hiện nay, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều công trình, với nhiều mục đích như: các công trình dân dụng, gia đình, văn phòng, công ty,… Tuy nhiên, khi sử dụng sàn gỗ, chúng ta cũng nên lựa chọn các loại sàn gỗ chống thấm nước để có thể hạn chế tình trạng thấm dột, từ đó,  tiết kiệm tối đa chi phí sửa chữa sàn nhà. Vậy, loại sàn này có những đặc trưng cơ bản nào? Hãy cùng chúng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

1. Sàn gỗ chống thấm nước là gì?

Tương tự với tên gọi, đây là loại sàn gỗ có khả năng chống thấm nước triệt để. Cụ thể hơn, là loại sàn được phủ sẵn một lớp vật liệu lên trên bề mặt nền, tạo ra không gian thẩm mỹ hoàn hảo và sự bảo vệ vững chắc cho nền nhà. Với sàn gỗ có khả năng chống thấm nước, chất liệu cơ bản được sử dụng là gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp. Đây cũng là loại sàn được các hộ gia đình sử dụng nhiều nhất trong thời điểm hiện nay.

sàn gỗ chống thấm

 

2. Đặc tính của sàn gỗ chống thấm nước

Cấu tạo của sàn gỗ có khả năng chống thấm nước bao gồm 4 lớp cơ bản: lớp áo, lớp bảo vệ bề mặt, lớp film vân gỗ, lớp lõi của sàn. Mỗi lớp sẽ có một tác dụng riêng, lớp áo có công dụng chống lại sự tác động của thời tiết với sàn nhà, lớp bảo vệ giúp đảm bảo an toàn bề mặt trước các vết xước, lớp film vân gỗ mang lại màu sắc, cảm giác tự nhiên giống với vân gỗ cho sàn nhựa và lớp lõi làm tăng cường độ cứng cho sàn. 

sàn gỗ chống thấm hình 2

Tuy nhiên, sàn gỗ tích hợp khả năng chống thấm nước không phải là loại sàn có thể chống chịu được nước hoàn toàn, mà chỉ có khả năng kéo dài thời gian, ngăn cản quá trình nước thấm vào cốt gỗ lâu hơn. Để ngăn cản, hạn chế quá trình thấm nước này, người ta phải sử dụng cốt gỗ HDF – loại cốt gỗ nhận được nhiều nhận xét, đánh giá tối ưu về độ bền cao, khả năng chịu nhiệt và chịu nước, đồng thời, rất an toàn, không chứa PVC, đảm bảo tính an toàn, độ thân thiện hoàn hảo với người dùng.

>> Gợi ý cho bạn: 

 

3. Mức độ chịu nước của sàn

Một trong những yếu tố cần quan tâm đến nữa về sàn gỗ chống thấm nước chính là khả năng và mức độ chịu nước của loại sàn này. Thông thường, thời gian chống chịu nước của sàn gỗ thường rơi vào khoảng không quá 72 giờ, bởi bản chất sàn gỗ trong các công trình dân dụng phổ biến chỉ là gỗ ép, nên không thể chống chịu được các tác động từ nước trong một thời gian dài như với gạch lát nền.

 

sàn gỗ chống thấm hình 3

Tuy nhiên, khi so sánh với sàn gỗ công nghiệp, sàn gỗ chống thấm lại có độ bền lâu hơn và khả năng chống chịu, hạn chế các tác động từ nước, tạo hiệu quả chống thấm tốt hơn. Nếu không may bị đổ nước xuống sàn, bạn hoàn toàn có thể bình tĩnh xử lý, ngăn chặn nước thấm vào cốt gỗ bằng cách sử dụng khăn lau nhanh phần sàn bị ướt. Đây cũng là điều mà sàn gỗ công nghiệp thông thường không đem đến được cho bạn.

4. Cách kiểm chứng độ chống thấm của sàn

Vậy, làm sao để có thể biết được sàn gỗ mà mình vừa thi công có hiệu quả chống thấm hay không? Hãy chú ý tới một số điều sau để kiểm tra độ chống thấm của sàn nhé!

Khi tới các địa chỉ cung cấp sàn gỗ, bạn sẽ được các nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp đưa cho xem các mẫu sàn gỗ chống thấm nước được thử nghiệm bằng cách ngâm trong nước, tuy nhiên, với cách này, chúng ta chỉ có thể kiểm tra được độ bền của tấm gỗ. Nếu là gỗ công nghiệp thì miếng gỗ đó sẽ có độ trương nở thấp, không bị phồng rộp như gỗ ép.

Mặt khác, khi ngâm miếng gỗ trong nước, chúng ta cũng gặp nhiều khó khăn trong việc nhận biết có xảy ra sự thay đổi so với lúc đầu hay không, từ đó, khó có thể kiểm tra được chất lượng trong một thời gian ngắn luôn. Vì vậy, chúng tôi gợi ý bạn cách để kiểm tra xem độ chống thấm của sàn gỗ có đạt mức  tốt hay không, chính là thử ngâm nước mẫu gỗ mà bạn định lựa chọn để kiểm tra độ trương nở trước, nếu kiểm tra đạt mức nhỏ hơn 8%, mặt gỗ không bị phồng rộp là đã đạt đủ yêu cầu về chất lượng.

sàn gỗ chống thấm hình 4

Trên đây là một số yếu tố liên quan đến sàn gỗ chống thấm nước mà chúng tôi muốn chia sẻ cùng bạn qua bài viết trên. Hy vọng rằng, sau bài viết này, bạn đã bỏ túi thêm cho mình những thông tin hữu ích, giúp ích cho công trình xây dựng của bạn. 

>> Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về sơn chống thâm ngoại thất

Bài viết liên quan

Bạn có biết cách bảo quản trái cây khi vận chuyển đi xa để luôn an toàn?

Các địa điểm thích hợp sử dụng trụ đèn sân vườn

5 tính năng cần có trong phần mềm hóa đơn điện tử

Những thứ nên được giặt thường xuyên với máy giặt

Bạn đã biết cách lựa chọn đèn trang trí phòng khách sao cho hoàn hảo chưa?

Top 3 mẫu loa bluetooth Anker có âm thanh chuẩn nhất

Comments

Reply comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *