Việt Nam là nước có lượng người đi lao động ở nước ngoài rất đông đảo. Một trong những vẫn đề được nhiều người lao động quan tâm là khi đi lao động ở nước ngoài thì có phải đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc? Nếu phải tham gia thì mức đóng và phương thức đóng BHXH như thế nào?
Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho câu hỏi, theo các quy định của luật bhxh mới nhất; người lao động đi lao động nước có phải tham gia bảo hiểm xã hội hay không và mức đóng cũng như phương thức đóng bảo hiểm như thế nào.

1. Người đi lao động ở nước ngoài có phải đóng bảo hiểm xã hội?

Theo quy định tại điểm g, khoản 1, Điều 2 tại khoản 1 Điều 2, Luật BHXH năm 2014 quy định về các trường hợp phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:

– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

Và Điều 6 Luật người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 quy định về các hình thức đi làm việc ở nước ngoài:

– Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

– Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

– Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề;

– Hợp đồng cá nhân.

Như vậy, người lao động đi lao động theo một trong các hình thức trên sẽ phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc 

2. Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội với người đi lao động nước ngoài

Tại khoản 2, Điều 85, Luật BHXH  năm 2014 thì mức đóng và phương thức đóng đối với người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài được thực hiện như sau:

– Mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đối với người lao động đã có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần;

– Phương thức đóng được thực hiện 3 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động đóng trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. 

Khi vận chuyển hàng hóa có bắt buộc phải có hóa đơn không?

Lựa chọn phần mềm hóa đơn điện tử an toàn để hạn chế rủi ro về hóa đơn

Thuốc kích dục nữ

– Trường hợp đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp thu, nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động và đăng ký phương thức đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

-Trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động mới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo phương thức quy định tại Điều này hoặc truy nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội sau khi về nước.

Bài viết liên quan

Bạn có biết cách bảo quản trái cây khi vận chuyển đi xa để luôn an toàn?

Các địa điểm thích hợp sử dụng trụ đèn sân vườn

5 tính năng cần có trong phần mềm hóa đơn điện tử

Những thứ nên được giặt thường xuyên với máy giặt

Bạn đã biết cách lựa chọn đèn trang trí phòng khách sao cho hoàn hảo chưa?

Top 3 mẫu loa bluetooth Anker có âm thanh chuẩn nhất

Comments

Reply comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *