Vải địa kỹ thuật TS40 hiện tại được sản xuất từ Tencate Polyfelt của Malaysia bằng phương pháp xuyên kim, sợi dài liên tục và được nhập khẩu về Việt Nam. Vải có nhiều ứng dụng trong các dự án, công trình giao thông, thủy lợi và môi trường. Vậy vải địa TS40 là gì, được sản xuất như nào và ứng dụng thực tiễn ra sao? 

Vải địa TS40 là gì? 

Vải địa kỹ TS40 là gì? Đây là loại vải địa không dệt sợi được sản xuất từ sợi nhựa nguyên sinh PP hoặc PE bằng phương pháp xuyên kim. Trong đó, các sợi nhựa của vải sẽ được đan dệt ngẫu nhiên, không theo chiều hướng và nguyên tắc nào. Nếu so về giá thành thì giá vải địa kỹ thuật không dệt TS40 cao hơn các loại vải dệt.

Vải địa kỹ thuật TS40 là vải địa không dệt

Vải địa kỹ thuật TS40 là vải địa không dệt

Vải địa không dệt TS40 có một số đặc điểm nổi bật sau:

  • Khả năng chịu áp lực cao rất tốt vì vậy rất bền, có thể chống đâm và chống chọc thủng bởi các vật sắc nhọn với sức kháng thủng CBR lên tới 2,100(N).

  • Có khả năng chịu lực tốt, chống lún với các nền đất thấp ổn. 

  • Cường lực chịu kéo đứt của vải địa TS40 là 13.5(kN/m), độ giãn dài khi kéo đứt đạt 75/35(%).

  • Cường độ chịu kéo giật của vải địa TS40 là 920/810(N).

  • Hệ số thấm tại 100mm đạt 176 (l/m2/s).

  • Trọng lượng đơn vị của cuộn vải TS40 là: 180 (g/m2).

  • Quy cách đóng gói 1 cuộn vải địa thường là: 4 x 200(m).

Quy trình sản xuất vải địa TS40

Quy trình sản xuất vải địa kỹ thuật TS40 như thế nào? Vải địa không dệt TS40 được tạo thành theo nguyên lý sau: 

Quy trình sản xuất vải địa kỹ thuật không dệt TS40

Quy trình sản xuất vải địa kỹ thuật không dệt TS40

  • Hạt nhựa và chất ổn định UV sẽ được trộn đều với nhau bằng nhiệt để các hạt nhựa nóng chảy sau đó chuyển tới máy đùn ép.

  • Các hạt nhựa sẽ được ép và phun qua các lỗ nhỏ của máy ép tạo thành các sợi mảnh.

  • Sợi mạnh sẽ được kéo dài thông qua máy kéo sợi và được trải ra đều trên bàn sau đó được xếp lớp và được dẫn qua bàn kim. 

  • Bàn kim sẽ dập lên xuống kéo theo các sợi nhựa để tạo thành một liên kết cơ học bởi các mũi kim sau đó lớp xơ sẽ được dẫn qua trục nhiệt và trục căng vải rồi cuộn lại theo quy cách đóng gói.

Ứng dụng vải địa kỹ thuật không dệt TS40

Ứng dụng vải địa kỹ thuật không dệt TS40 vô cùng rộng rãi, điển hình như:

  • Trong các dự án giao thông, làm kè đường: Vải địa TS40 sẽ dùng làm làm lớp phân cách giữa 2 lớp vật liệu với nhau nhằm hạn chế thất thoát vật liệu. Ví dụ: Vải địa để ngăn lớp cát bơm và đất hữu cơ để tăng độ bền cho công trình.

  • Gia cố nền đất yếu: Vải địa kỹ thuật được ứng dụng để gia tăng độ bền của lớp nền như các công trình có mạch nước ngầm đi qua hay lọc nước, chống trôi cát, chống ngập mặn, xói mòn.

  • Trong các công trình hầm Biogas hay các bãi rác: Để bảo vệ màng chống thấm và tăng tuổi thọ của màng HDPE.

Qua những chia sẻ trên, hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu vải địa kỹ thuật TS40 là gì, quy trình sản xuất và ứng dụng ra sao. Từ đó lựa chọn loại vải phù hợp với nhu cầu của công trình tốt nhất. Để được tư vấn chi tiết hơn, bạn hãy liên hệ với vải địa Ngọc Phát qua:

Địa chỉ 1: Thôn 5, Xã Nhật Tân, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

Địa chỉ 2: 32 P. Đại Từ, Khu đô thị Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội

Điện thoại: 098 968 66 61

Email: [email protected]

Xem thêm:

>> https://dothivn.com/category/cong-nghe/

>> https://dothivn.com/category/tin-tuc/

 

Bài viết liên quan

Bạn có biết cách bảo quản trái cây khi vận chuyển đi xa để luôn an toàn?

Các địa điểm thích hợp sử dụng trụ đèn sân vườn

5 tính năng cần có trong phần mềm hóa đơn điện tử

Những thứ nên được giặt thường xuyên với máy giặt

Bạn đã biết cách lựa chọn đèn trang trí phòng khách sao cho hoàn hảo chưa?

Top 3 mẫu loa bluetooth Anker có âm thanh chuẩn nhất

Comments

Reply comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *